REVIEW Sách: Lối sống tối giản của người Nhật – Sasaki Fumio: Bỏ nhiều còn ít, còn ít để có được nhiều hơn

Lối sống tối giản của người Nhật – Sasaki Fumio

Bản thân tiêu đề đã nói lên nội dung chính yếu của cuốn sách này: Đó là giới thiệu đến độc giả ý tưởng – triết lý “Sống tối giản” của người Nhật. Lối sống tối giản hay lối sống Minimalism nổi lên như một trào lưu gần đây và được khá nhiều người quan tâm. Theo cuốn sách này “Lối sống tối giản” được hiểu là:


1. Giới hạn tối thiểu những thứ cần thiết cho bản thân (Về mặt vật chất, những thứ có thể cầm nắm, tri giác được, không bàn đến những giá trị tinh thần khác).

2. Vứt bỏ tất cả mọi thứ trừ những thứ thực sự quan trọng đối với bản thân người sử dụng.

3. Người sống theo 2 điều trên là những người sống tối giản.

“Lối sống tối giản của người Nhật” của tác giả Sasaki Fumio là một cuốn sách không quá dài (264 trang với 5 chương chính) trình bày tuyến tính, dễ tiếp nhận. Nội dung cuốn sách được tác giả trình bày lồng ghép giữa các vấn đề cá nhân tác giả và sự chiêm nghiệm sau quá trình thực hành lối sống này.

Đầu tiên tác giả trình bày khái niệm của bản thân về Lối sống tối giản. Và tại sao tác giả chọn lối sống này.

Kế đến tác giả lý giải với chúng ta tại sao con người lại tích trữ quá nhiều đồ đạc trong nhà.

Chương tiếp theo tác giả đề cập đến những nguyên tắc về việc cắt giảm đồ đạc: 55 quy tắc cho việc vứt bỏ đồ đạc và 15 điều bổ sung.

Sau khi đã vứt bỏ đồ đạc mà tác giả cho là không cần thiết, tác giả cho chúng ta thấy những thay đổi mà nó mang lại.

Đây là bài viết Review Sách đầu tiên của tôi nên có thể cấu trúc bài chưa thực sự như ý. Bài viết này giống như tôi tóm lược lại nội dung cuốn sách vì mục đích cá nhân là xem lại trong tương lai mà thôi. Vì thể theo tôi để cảm nhận trọn vẹn những gì mà cuốn sách muốn truyền tải, các bạn sau khi đã có đôi lời giới thiệu như trên hãy tìm đọc cuốn sách này để tự cảm nhận và có những đánh giá cá nhân về nó nhé! Còn nếu bạn đơn giản là quan tâm đến lối sống này, muốn tìm hiểu nhanh về nó để hiểu sơ qua về nó thì hãy đọc tiếp  những dòng tiếp theo.

Tóm tắt nội dung chính cuốn sách:

Tại thời điểm viết cuốn sách này, tác giả Sasaki Fumio khi đó 35 tuổi, chưa từng kết hôn và là một biên tập viên cho một nhà xuất bản hơn 10 năm. Tình hình tài chính: Không dư giả, có thể nói là không hơn gì so với bạn cùng trang lứa và cũng không thiếu thốn đối với mức sống của phần đông người Nhật.

Theo tác giả, có một khối liên minh cần quyền đó là “Tiền bạc – vật chất – kinh tế”. Khối liên minh này tồn tại trong một thời gian quá dài và được chúng ta coi như là điều hiển nhiên. Khối liên minh này chi phối đến cái gọi là hạnh phúc của con người. Và nếu theo quan điểm này thì tác giả có phải là một người hạnh phúc không? KHÔNG, dĩ nhiên là không! Còn người luôn có gắng để có thật nhiều tiền bạc. Khi có tiền rồi người ta liên tục sắm sửa mọi thứ để phục vụ cuộc sống của mình tốt hơn. Tuy nhiên mong muốn đó của con người là vô tận. Bạn sẽ không dừng lại khi bạn kiếm được ngần này tiền, bàn sẽ muốn thêm. Tương tự với việc mua sắm các thứ, bạn sẽ luôn tìm được lý do để mua thứ này thứ khác dù bản có dư dả về tài chính hay không.

Tác giả Fumio từng là một người mua sắm rất nhiều đồ đạc để phục vụ cuộc sống của mình. Từ đồ trang trí nội thất, sách vở, quần áo... nhiều đến mức dùng không hết hoặc không dùng đến nhưng cũng không nỡ vứt bỏ đi. Hậu quả là phòng ốc lúc nào cũng bừa bộn dù có sắp xếp thế nào đi nữa.

Bên cạnh đó Fumio cũng có thói quen so sánh mình với những người đồng trang lứa. Ông có một người bạn cùng tuổi, hai người có xuất phát điểm như nhau từ thời đại học, tuy vậy sau khi ra trường người bạn này làm việc trong một công ty lớn, lương cao, ổn định. Sau một thời gian anh này có nhà to, có vợ đẹp con xinh và một cuộc sống dư giả về kinh tế. Khi so sánh mình với người bạn này Fumio đã thấy chạnh lòng và ganh tị.

Kể từ sau khi lựa chọn Lối sống tối giản, Fumio như tìm lại được hạnh phúc. Đơn giản vậy thôi sao? Sau khi vứt hết đồ đạc thì bỗng dưng tôi trở thành một người hạnh phúc sao? Sẽ có nhiều người cho rằng đây là sự lố bịch! Nhưng khoan, hãy cùng nhau bước tiếp để hiểu rằng... đúng, hạnh phúc đơn giản như vậy đấy!

TẠI SAO LẠI CÓ NHỮNG NGƯỜI SỐNG TỐI GIẢN

Bất cứ ai sinh ra cũng là người tối giản. Bởi khi sinh ra bạn vốn đã không có gì rồi. Người Nhật vốn đã có lối sống tối giản từ lâu. Tiêu biểu có thể nhìn vào một phòng Trà đạo của người Nhật, khi đó trong phòng chỉ có những thứ thực sự cần thiết cho một buổi thưởng trà, những người vào thưởng trà cũng phải bỏ mọi thứ không liên quan ở ngoài, trong phòng chỉ là cuộc gặp gỡ giữa người với người, cùng thưởng trà mà thôi.

Một người nổi tiếng có lối sống tối giản là Steve Jobs – nhà sáng lập Apple. Mọi sản phẩm của Apple đều thấm đẫm tinh thần của lối sống tối giản khi mà mọi sản phẩm họ đưa ra đều không có sự dư thừa nào cả. Steve Jobs từng tu hành thiền đạo tại chùa Eihei nên có thể nói ông chịu ảnh hưởng khá nhiều từ văn hóa Thiền của Nhật. Ông ghét những gì phức tạp và thừa thãi.

Có tiêu chuẩn để làm một người sống tối giản không? Câu trả lời là không. Bạn có dưới 10 đồ trong nhà không có nghĩa bạn là một người sống tối giản. Bàn có hơn 100 đồ trong nhà có thể bạn vẫn là một người sống tối giản. Theo tác giả, người sống tối giản là người: 1. Hiểu rõ thứ gì là cần thiết với bản thân chứ không phải là những thứ mong muốn theo cách nhìn của mọi người xung quanh. 2. Biết giảm bớt đồ đạc vì những thứ thực sự quan trọng.

Cần nhớ, vứt đồ không phải là mục đích của lối sống tối giản, nó chỉ là phương tiện để con người ta nhận ra đâu mới là điều thực sự quan trọng trong cuộc sống của mình. Và nó không chỉ gói gọn trong lĩnh vực đồ đạc, nó cần được hiểu rộng ra các vấn đề khác của cuộc sống hiện đại nữa.

TẠI SAO ĐỒ ĐẠC LẠI CHẤT NHIỀU ĐẾN THẾ.

Còn người luôn không thỏa mãn sau khi đạt được một điều gì đó. Bạn mới mua một cái áo mới, lần đầu mặc nó bạn cảm thấy thật thích. Sau 5 lần mặc bạn quen dần và cảm thấy bớt thích thú đi. Sau 10 lần mặc thì nó cũng trở nên bình thường như bao chiếc áo bạn đã từng mua. Và đến lần thứ 50 mặc nó thì bạn đã chán ngấy rồi! Lý giải cho điều này như sau: Chúng ta sẽ quen với những món đồ mong ước khi có chúng trong tay. Dần dần “thói quen” trờ thành “điều hiển nhiên” và rồi cuối cùng chúng ta cảm thấy “chán ngấy”. Rồi khi chán chúng ta có nhu cầu mua chiếc áo khác để làm mới cảm giác thích thú ban đầu.

Bản chất của hệ thần kinh con người là tìm ra sự “thay đổi” giữa các kích thích. Đó là sự thay đổi từ kích thích này sang sự kích thích khác. Nó không tập chung vào khối lượng kích thích mà tập chung vào sự khác biệt khi kích thích thay đổi. Và để hệ thần kinh con người nhận ra được kích thích cần có sự chênh lệch giữa hai trạng thái. Và quá trình này ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống của chúng ta. Và cảm giác quen thuộc chán nản là cảm giác riêng của một cá nhân, nó không giống nhau giữa mọi người.

Tuy nhiên mọi người đều có một điểm chung đó là tình cảm của mỗi con người. Niềm vui của một cô gái nhận được chiếc nhẫn cầu hôn của bạn trai trị giá 50 triệu đồng có gấp 10 lần niền vui của cô giá khác khi nhận được chiếc nhẫn cầu hôn của bạn trai cô ta trị giá 5 triệu đồng không? Chúng ta không thể đong đếm được như vậy, sẽ chẳng có cô gái nào cười tươi hơn cô gái khác 10 lần, hay vui vẻ kéo dài hơn cô gái khác 10 năm đâu. Đến một thời gian nào đó cả hai cô gái rồi cũng sẽ quen với niềm vui khi đó.

Một lý do nữa khiến con người tích trữ nhiều đồ đạc. Đó là để thể hiện “giá trị bản thân”. Con người ta ai cũng mong muốn có được sự thừa nhận được chứng tỏ giá trị bản thân đối với người khác. Mà giá trị con người có thể hiểu theo nhiều khía cạnh khác nhau. Dễ hiểu nhật có thể là về ngoại hình: anh ta cao ráo, chị ta xinh đẹp... Bên cạnh đó là về tính cách bên trong như sự vui vẻ, nhiệt tình, thông minh.... Tuy nhiên giá trị bên trong này khó truyền tải hơn các giá trị bên ngoài. Và với nhiều người họ sẽ thông qua vật chất để thể hiện ra ngoài giá trị bên trong.

55 QUY TẮC VỨT BỎ

Quy tắc 1: Trước hết hãy “vứt bỏ” suy nghĩ: “Không bỏ được”

Quy tắc 2: Vứt bỏ là một kỹ thuật

Quy tắc 3: Vứt đồ không phải là mình đang “mất đi”, mà là mình đang “được lợi”

Quy tắc 4: Xác định lý do không thể vứt bỏ

Quy tắc 5: Không có chuyện không vứt được, chỉ đơn giản là không thích mà thôi

Quy tắc 7: Hãy vứt bỏ ngay bây giờ. Vứt bỏ chính là khởi đầu cho mọi thứ

Quy tắc 8: Sau khi vứt, chẳng có món đồ gì khiến bạn hối tiếc cả đâu

Quy tắc 9: Đầu tiên hãy vứt những loại rác rõ ràng trước

Quy tắc 10: Vứt những thứ có nhiều

Quy tắc 11: Vứt những thứ đã không dùng trong một năm

Quy tắc 13: Phân loại đồ dùng cần thiết và đồ dùng mong muốn

Quy tắc 14: Chụp ảnh những món đồ mà bạn khó có thể vứt đi được

Quy tắc 15: Chuyển những kỷ niệm thành dữ liệu sẽ giúp bạn dễ ôn lại kỷ niệm hơn

Quy tắc 16: Anh đồ đạc, người bạn ở chung phòng, đến cả tiền nhà cũng không trả

Quy tắc 17: Hãy bỏ ngay ý tưởng “dọn dẹp”, “sửa sang” đi

Quy tắc 19: Giữ nguyên không gian chết trong nhà

Quy tắc 20: Hãy vứt ý tưởng “một lúc nào đó” nhưng chẳng bao giờ đến

Quy tắc 21: Hãy vứt một thời lưu luyến

Quy tắc 22: Vứt những món đồ lãng quên

Quy tắc 23: Đừng trở thành nhà sáng tạo khi vứt đồ

Quy tắc 24: Hãy bỏ ý tưởng “lấy lại vốn”

Quy tắc 25: Vứt “hàng dự trữ”

Quy tắc 26: Cảm nhận sự rung động của con tim

Quy tắc 27: Tận dụng các cuộc bán đấu giá để giảm bớt đồ

Quy tắc 28: Tận dụng các cuộc bán đấu giá để nhìn lại các món đồ

Quy tắc 29: Dịch vụ bán đồ tại nhà

Quy tắc 30: Đừng nghĩ mãi về “giá lúc mua”

Quy tắc 31: Cửa hàng chính là “kho chứa đồ” trong nhà bạn

Quy tắc 32: Phố phường chính là phòng khách nhà bạn

Quy tắc 33: Hãy vứt bỏ những thứ bạn không hiểu rõ về nó

Quy tắc 34: Hãy vứt bỏ những món đồ mà bạn không nghĩ là sẽ mua một lần nữa

Quy tắc 35: Bạn có nhớ hết những món quà mà bạn đem tặng không?

Quy tắc 36: Hãy thử đặt mình vào vị trí của người đã mất và cảm nhận

Quy tắc 37: Vứt đồ đi, những thứ còn lại mới là quan trọng

Quy tắc 38: Cắt đứt gốc phát sinh trong chuỗi gia tăng dụng cụ

Quy tắc 39: Nếu bạn không định xây viện bảo tàng, hãy vứt những bộ sưu tập đi

Quy tắc 40: Mượn những món đồ mà bất cứ ai cũng có

Quy tắc 41: Cho thuê những thứ cho thuê được

Quy tắc 42: Đăng những món đồ bạn đã vứt và ngôi nhà của bạn lên mạng xã hội

Quy tắc 43: Nếu bạn bắt đầu từ con số không? Nếu bạn bị mất trộm?

Quy tắc 44: “Giả vờ” vứt thử

Quy tắc 45: Vứt những món đồ có màu sắc kích thích

Quy tắc 46: Mua một cái, giảm một cái

Quy tắc 47: “Hiệu quả Concorde”/ Biết thêm về chi phí chìm

Quy tắc 48: Nhìn nhận thất bại ngay lập tức. Hãy coi đó là tiền học phí

Quy tắc 49: Hãy coi những món đồ đã mua là đồ đi thuê

Quy tắc 50: Đừng mua vì rẻ, đừng nhận vì miễn phí

Quy tắc 51: Thời điểm mà bạn đắn đo liệu có vứt đi được không chính là lúc bạn có thể vứt nó đi

Quy tắc 52: Những món đồ thực sự cần thiết rồi sẽ quay về với bạn

Quy tắc 53: Biết cảm ơn. Vứt đồ nhưng không vứt tình cảm

Quy tắc 54: Lãng phí thực ra chỉ là cảm giác của chính bạn

Quy tắc 55: Vứt đi chính là nhớ mãi

Bổ sung 15 quy tắc dành cho người muốn giảm bớt nhiều đồ hơn nữa

Quy tắc 1: Hài lòng không phải là “số lượng” của đồ đạc

Quy tắc 2: Đồng phục hóa quần áo hàng ngày

Quy tắc 3: Ít đồ đạc thể hiện cá tính

Quy tắc 4: Sau khi nghĩ năm lần, hãy vứt đi

Quy tắc 5: Vứt thử để kiểm tra xem món đồ có thực sự cần thiết hay không

Quy tắc 6: Một chút bất tiện cũng là thú vui

Quy tắc 7: Vứt cả những món khiến con tim bạn rộn ràng

Quy tắc 8: Dù bạn có đang khỏe mạnh, cũng hãy chuẩn bị trước mọi việc cho mình

Quy tắc 9: Giảm bớt đồ đạc không có nghĩa là giảm bớt con người bạn

Quy tắc 10: Thay đổi suy nghĩ về cách sử dụng thông thường của đồ đạc

Quy tắc 11: Đừng nghĩ nữa, hãy vứt thôi

Quy tắc 12: Đừng quan trọng việc “nhất định phải có ít đồ”. Đừng chỉ trích người có nhiều đồ

Quy tắc 13: Muốn vứt đồ, muốn giữ đồ đều là những bệnh giống nhau

Quy tắc 14: Lối sống tối giản là phương tiện, là lời mở đầu

Quy tắc 15: Tự mình suy nghĩ về lối sống tối giản

Những điều thay đổi kể từ khi tác giả chọn lối sống tối giản: Phần này tác giả kể những lợi ích đồng thời phân tích chúng để người đọc hiểu hơn về lối sống tối giản.

Về cơ bản, lối sống tối giản sẽ giảm thiếu tối đa thời gian mà chúng ta dành cho đồ đạc, mua sắm. Từ đó khiến quỹ thời gian của chúng ta tăng lên, nó sẽ được dành cho những mục đích khác quan trọng hơn trong cuộc sống này như: thư giãn, suy nghĩ về những mục tiêu mới, về kế hoạch cuộc sống... Lối sống này cũng sẽ giúp chúng ta tập chung nhiều hơn vào hiện tại. Khuyến khích con người cảm nhận hạnh phúc chứ không phải trở nên hạnh phúc.


Nhận xét

  1. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
  2. Grand Casino Resort - MapYRO
    Grand Casino 통영 출장마사지 Resort is a Wedding Venue in Santa Barbara, California. The 삼척 출장안마 property is located in Santa 제주 출장마사지 Barbara, California. It has 364 rooms 전주 출장안마 and suites,  충주 출장안마 Rating: 4.2 · ‎4,963 reviews

    Trả lờiXóa

Đăng nhận xét