Tôi phải thừa nhận, có rất nhiều lần đi thang cuốn, khi đi đằng sau một người lớn tuổi, tôi mất hết cả kiên nhẫn. Tôi sẽ gắt gỏng, hoặc len lỏi lên phía trước vì tôi cảm thấy mình vội vàng hơn họ – dù đôi khi chẳng biết vội đi đâu.
Lần này, ông cụ ấy đứng phía trước, cách tôi khoảng 5-6 người, tôi cũng thấy ông như một chướng ngại vật. Tôi đã đoán trước được khi bước xuống khỏi thang cuốn, ông cụ sẽ… đứng phắt lại ngay đó, thu gom mấy thứ túi xách lỉnh kỉnh, và thế là ngay lập tức, có cả một lô những người khác phải đứng chờ sau lưng, hết sức tức giận. Bởi vì bạn không thể chặn một chiếc thang cuốn đầy người. Khi bị dồn toa lại mà thang cứ trôi, ai cũng sẽ có cảm giác rất khó chịu.
Tình hình đúng như tôi dự đoán. Và ông cụ biết rất rõ mình đang gây phiền phức. Ông cuống cuồng bước sang một bên. Vụng về thu lại những túi nhỏ đặt đầy ở bậc thang, vô cùng bối rối.
– Tôi xin lỗi… Làm phiền mọi người quá… – Ông cụ vừa nói vừa vội vã lôi đồ đạc và lê sang bên cạnh, tránh đường xuống của chiếc thang cuốn đông đúc mùa Giáng Sinh.
Và khoảnh khắc đó, tôi chợt thấy tim mình như thắt lại, tôi nhớ đến bà tôi – người đi đâu cũng luôn tay xách nách mang, lụm cụm thu vén cho tất cả mọi người. Tôi nghĩ đến bố mẹ tôi – rồi cũng sẽ già đi, đi lại cũng sẽ khó khăn như vậy. Và thật kỳ dị, tôi tưởng tượng ra chính mình – trong nhiều năm nữa – cũng sẽ như thế. Tôi thấy nhói lên khi ông cụ cứ xin lỗi, trong khi đáng ra, chúng tôi nên giúp ông mới phải.
Từng người một lách qua ông để đi tiếp, đôi tiếng lầm bầm tức tối. Khi tôi đến chỗ ông cụ, ông cụ đã dẹp gần hết đồ.
– Ôi tôi xin lỗi, tôi không biết vẫn còn người… – Ông cụ nói.
– Không sao, ông không cần xin lỗi cháu – Tôi nói.
Tôi nghĩ đơn giản thế này. Những người già đã đi qua rất nhiều con đường gập ghềnh và nhiều dặm đường quan trọng trên thế giới này. Tại sao bây giờ họ phải xin lỗi chỉ vì họ đã đi chậm hơn?
Tôi cũng thấy nhói lòng khi nhìn ông cụ, gương mặt nhăn nheo vì tuổi tác, có phần mệt mỏi. “Ông à, để cháu giúp cho!”. Tôi nói vậy rồi lặng lẽ xách giúp ông cụ những chiếc túi lỉnh kỉnh.
– Ông đi mua đồ Giáng Sinh ạ? – Tôi hỏi ông cụ trên đường ra khỏi khu mua sắm.
– À, không, chỉ là một chút đồ ăn cho hàng xóm của tôi – Ông cụ trả lời – Cô ấy phải tự nuôi mình và hai đứa con nhỏ. Cô ấy đối xử với ai cũng tốt. Tôi nghĩ mua một ít thức ăn cho gia đình cô ấy và mấy thứ kẹo bánh, đồ chơi cho hai đứa nhỏ…
Ông cụ chợt dừng lại, loay hoay tìm gì đó trong túi của chiếc áo khoác đã cũ.
– Ông cần gì ạ? – Tôi hỏi.
– Không không… A, đây rồi… – Ông cụ nói rồi đưa cho tôi một tấm thiệp Giáng Sinh bé tẹo, trong đó có in: “Hôm nay tôi đã mong gặp một thiên thần – và bạn chính là câu trả lời. Xin cảm ơn!”.
Rồi ông nói tiếp, mỉm cười:
– Tôi vừa mua vì thích dòng chữ trên tấm thiệp. Cảm ơn cậu đã dừng lại để giúp một ông già.
– Không, cháu phải cảm ơn ông mới đúng – Tôi giang tay để ôm lấy ông cụ mới quen – Ông chính là món quà của cháu.
Lần này, ông cụ ấy đứng phía trước, cách tôi khoảng 5-6 người, tôi cũng thấy ông như một chướng ngại vật. Tôi đã đoán trước được khi bước xuống khỏi thang cuốn, ông cụ sẽ… đứng phắt lại ngay đó, thu gom mấy thứ túi xách lỉnh kỉnh, và thế là ngay lập tức, có cả một lô những người khác phải đứng chờ sau lưng, hết sức tức giận. Bởi vì bạn không thể chặn một chiếc thang cuốn đầy người. Khi bị dồn toa lại mà thang cứ trôi, ai cũng sẽ có cảm giác rất khó chịu.
Tình hình đúng như tôi dự đoán. Và ông cụ biết rất rõ mình đang gây phiền phức. Ông cuống cuồng bước sang một bên. Vụng về thu lại những túi nhỏ đặt đầy ở bậc thang, vô cùng bối rối.
– Tôi xin lỗi… Làm phiền mọi người quá… – Ông cụ vừa nói vừa vội vã lôi đồ đạc và lê sang bên cạnh, tránh đường xuống của chiếc thang cuốn đông đúc mùa Giáng Sinh.
Và khoảnh khắc đó, tôi chợt thấy tim mình như thắt lại, tôi nhớ đến bà tôi – người đi đâu cũng luôn tay xách nách mang, lụm cụm thu vén cho tất cả mọi người. Tôi nghĩ đến bố mẹ tôi – rồi cũng sẽ già đi, đi lại cũng sẽ khó khăn như vậy. Và thật kỳ dị, tôi tưởng tượng ra chính mình – trong nhiều năm nữa – cũng sẽ như thế. Tôi thấy nhói lên khi ông cụ cứ xin lỗi, trong khi đáng ra, chúng tôi nên giúp ông mới phải.
Từng người một lách qua ông để đi tiếp, đôi tiếng lầm bầm tức tối. Khi tôi đến chỗ ông cụ, ông cụ đã dẹp gần hết đồ.
– Ôi tôi xin lỗi, tôi không biết vẫn còn người… – Ông cụ nói.
– Không sao, ông không cần xin lỗi cháu – Tôi nói.
Tôi nghĩ đơn giản thế này. Những người già đã đi qua rất nhiều con đường gập ghềnh và nhiều dặm đường quan trọng trên thế giới này. Tại sao bây giờ họ phải xin lỗi chỉ vì họ đã đi chậm hơn?
Tôi cũng thấy nhói lòng khi nhìn ông cụ, gương mặt nhăn nheo vì tuổi tác, có phần mệt mỏi. “Ông à, để cháu giúp cho!”. Tôi nói vậy rồi lặng lẽ xách giúp ông cụ những chiếc túi lỉnh kỉnh.
– Ông đi mua đồ Giáng Sinh ạ? – Tôi hỏi ông cụ trên đường ra khỏi khu mua sắm.
– À, không, chỉ là một chút đồ ăn cho hàng xóm của tôi – Ông cụ trả lời – Cô ấy phải tự nuôi mình và hai đứa con nhỏ. Cô ấy đối xử với ai cũng tốt. Tôi nghĩ mua một ít thức ăn cho gia đình cô ấy và mấy thứ kẹo bánh, đồ chơi cho hai đứa nhỏ…
Ông cụ chợt dừng lại, loay hoay tìm gì đó trong túi của chiếc áo khoác đã cũ.
– Ông cần gì ạ? – Tôi hỏi.
– Không không… A, đây rồi… – Ông cụ nói rồi đưa cho tôi một tấm thiệp Giáng Sinh bé tẹo, trong đó có in: “Hôm nay tôi đã mong gặp một thiên thần – và bạn chính là câu trả lời. Xin cảm ơn!”.
Rồi ông nói tiếp, mỉm cười:
– Tôi vừa mua vì thích dòng chữ trên tấm thiệp. Cảm ơn cậu đã dừng lại để giúp một ông già.
– Không, cháu phải cảm ơn ông mới đúng – Tôi giang tay để ôm lấy ông cụ mới quen – Ông chính là món quà của cháu.
Nhận xét
Đăng nhận xét